Bài viết "Vẽ tranh cát" trên bách khoa toàn thư mở Wikipedia | Phan Anh Vũ

Bài viết "Vẽ tranh cát" trên bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Vẽ tranh cát (Sand drawing) là tên gọi nhanh của Nghệ thuật tranh cát (Sand art)có mặt tại Việt Nam từ năm 2009 bởi một số hoạ sỹ trẻ.Trong thời điểm sơ khai khi Tranh cát còn ít được biết đến, các hoạ sỹ vẫn âm thầm xây dựng tác phẩm cho đến năm 2012 thì trở thành một trào lưu rộng rãi được nhiều người yêu thích.
Bài viết "Vẽ tranh cát" trên bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Giới thiệu cơ bản về Nghệ thuật tranh cát

Chỉ cần 1 ít cát(khoảng 1,5kg) đặt trên mặt kính màu trắng đục(kích thước 60x80cm), bên dưới có đèn chiếu sáng là đủ điều kiện hoàn thành một tác phẩm nghệ thuật bằng cát. Nguyên tắc cơ bản của loại hình nghệ thuật này là sự tương phản giữa nền sáng của mặt kính và màu đen của cát để tạo nên hình ảnh. Chính vì nguyên tắc này nên Tranh cát dường như không đa dạng về màu sắc nhưng lại có được sắc độ (độ đậm nhạt) khá tốt, tạo được không gian xa gần của bức tranh. Nhưng điều kì diệu của tranh cát chưa dừng lại ở việc chỉ tạo ra những bức tranh đơn sắc, dưới bàn tay khéo léo của người hoạ sỹ từ bức tranh này biến đổi thành bức tranh khác chỉ trong giây lát và hình thành cả một câu chuyện có nội dung. Quá trình này được 1 chiếc Camera treo trên cao ghi lại, sau quá trình xử lý hậu kì ghép nhạc đã trở thành một tác phẩm Tranh cát chuyển động thực sự lôi cuốn người xem.

Như vậy một chiếc bàn kính có thể tạo ra một bức "tranh cát tĩnh" nhưng cộng thêm việc chuyển cảnh và ghi hình lại những động tác vẽ vời đó lại tạo ra những Clipvô cùng đặc sắc.

Trên đây là những nguyên tắc tối thiểu để "vẽ được trên cát". Nhưng điều khiến bạn trở nên thăng hoa chính là lúc được biểu diễn những bức tranh đó trước đám đông. Vẫn cần một chiếc Camera ghi hình và truyền những hình ảnh đó lên màn ảnh lớn để mọi người có thể thưởng thức. Vừa vẽ tranh, vừa du dương theo nhạc điệu kết hợp cùng cách chuyển động cơ thể sẽ khiến người xem vô cùng thích thú.

Biểu diễn tranh cát

Giờ đây, tranh cát được biểu diễn trong rất nhiều sự kiện lớn nhỏ nhưng tập trung ở lĩnh vực Văn hoá Nghệ thuật. Các đạo cụ cũng được thiết kế chuyện nghiệp hơn để tiện trong việc biểu diễn. Thiết bị trình chiếu có thể là màn hình LED sẽ nét và đẹp hơn nhiều so với màn chiếu thông thường. Ngoài yếu tố nghệ thuật trong kịch bản và người biểu diễn, yếu tố kỹ thuật cũng đóng vai trò quan trọng sống còn và ảnh hưởng đến chất lượng bài diễn. Tất cả những yếu tố: Độ sáng của bàn vẽ, độ mịn của cát, màu cát, tần số Camera, đường truyền tín hiệu...sẽ tạo ra một hiệu ứng huyền ảo, lung linh.

Những hoạ sỹ tiên phong

Những người tiên phong trong loại hình nghệ thuật tranh cát tại Việt Nam

* Hoạ sỹ Đặng Trí Đức (2008): Chuyên ngành: Đạo diễn , Họa sĩ tạo hình, Tranh cát động

* Hoạ sỹ Phan Anh Vũ (2009): Chuyên ngành: Mỹ thuật ứng dựng, truyền thông đa phương tiện, thiết kế... 

* Hoạ sỹ Nguyễn Thế Nhân (2010): Chuyên ngành: Sơn dầu, Điêu khắc, Airbrush art, Body art, Tranh cát động

Các thể loại tranh cát

Tranh cát trong các sự kiện Văn hoá - Nghệ thuật

Tranh cát trong các sự kiện doanh nghiệp

Clip tranh cát

Tranh cát biểu diễn và tranh cát tĩnh

Chắc hẳn ai cũng biết tới tác phẩm tranh cát về Thế chiến thứ 2 của cô gái Kseniya Simonova gây chấn động cộng đồng mạng năm 2009. Đây là thể loại "Tranh cát biểu diễn" mà từ đầu bài viết đã trình bày. Còn 1 loại hình tranh cát tĩnh là thể loại người nghệ nhân rải cát trong một khung kính với nhiều lớp cát màu chồng lấp lên nhau. Sự khác nhau cơ bản đó là 1 loại sử dụng nguyên tắc ngược sáng của cùng 1 loại cát và 1 loại dùng màu sắc của nhiều loại cát để tạo nên hình hoạ. Để cho ra một tác phẩm tranh cát tĩnh sẽ mất khoảng 10-20 ngày trong khi vẽ một tác phẩm tranh cát động chỉ mất vài phút.

Một điểm khác nữa giữa 2 thể loại là: Khi diễn tranh cát động người nghệ sỹ thường diễn trên nền 1 bài nhạc với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, với nhiều phong cách diễn xuất độc đáo, còn tranh cát tĩnh yêu cầu một không gian yên tĩnh và một sự làm việc cần cù chăm chỉ... Trong khi tranh cát động cần sự phóng khoáng và mang tính ước lệ trong hình ảnh thì tranh cát tĩnh cần sự chuẩn xác, tỉ mỉ.

Các hình ảnh tranh cát động tồn tại trong khoảng thời gian rất ngắn rồi chuyển cảnh biến hình sang bố cục khác trong khi tranh cát tĩnh có thể lưu giữ lâu dài...Cũng có thể xem tranh cát động như một bộ môn biểu diễn nghệ thuật còn tranh cát tĩnh được coi như là sản phẩm thủ công mỹ nghệ...Tranh cát động đòi hỏi sự sáng tạo tức thì theo cảm hứng của người nghệ sỹ thì tranh cát tĩnh có thể đưa vào sản xuất theo số lượng lớn. Tranh cát động kén chọn người chơi do những yêu cầu khắt khe về nghệ thuật và kỹ thuật thì tranh cát tĩnh có thể truyền nghề và mang lại việc làm cho những người chỉ cần sự khóe léo và kiên nhẫn...Cùng là chất liệu cát nhưng giữa Tranh cát động và tĩnh lại có những ngôn ngữ thể hiện khác nhau truyền tải tới người xem: Âm nhạc, ánh sáng, chuyển động cơ thể của người biểu diễn chính là điểm cộng cho tác phẩm tranh cát biểu diễn

Tranh cát Việt Nam trong lòng Tranh cát thế giới

Một nhược điểm của các hoạ sỹ Việt Nam đó là ứng dụng công nghệ trong tác phẩm, chính từ yếu điểm đó nên khả năng diễn "Live" lại phát huy tác dụng. Thay vì ngồi nhà dựng những Clip hoành tráng, những hoạ sỹ tranh cát Việt Nam có nhiều cơ hội được biểu diễn trong các sự kiện lớn khiến "bản lĩnh sân khấu" cũng vì đó mà nhỉnh hơn so với một vài quốc gia khác. Những người nước ngoài khi xem các nghệ sỹ biểu diễn thường đánh giá rất cao.

Những hoạ sỹ tranh cát khác trên thế giới

 

Các bài viết liên quan
Các bài viết khác