Báo Designs.vn Phỏng vấn Phan Anh Vũ - Người tạo hồn cho những hạt cát
Nghệ thuật tranh cát có lịch sử phát triển từ rất lâu đời và Nam Mỹ được coi là cái nôi của tranh cát. Môn nghệ thuật thú vị này bắt nguồn từ một số dân tộc thiểu số ở vùng Châu Mỹ với mục đích chủ yếu là phục vụ các nghi thức tôn giáo. Ở Việt Nam tranh cát du nhập từ sau năm 1997. Có hai thể loại tranh cát đó là tranh cát biểu diễn và tranh cát trưng bày (hay gọi tắt là tranh cát động và tranh cát tĩnh).
Một điểm khác nữa giữa hai thể loại là: Khi diễn tranh cát động người nghệ sỹ thường diễn trên nền 1 bài nhạc với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, với nhiều phong cách diễn xuất độc đáo, còn tranh cát tĩnh yêu cầu một không gian yên tĩnh và một sự làm việc cần cù chăm chỉ... Trong khi tranh cát động cần sự phóng khoáng và mang tính ước lệ trong hình ảnh thì tranh cát tĩnh cần sự chuẩn xác, tỉ mỉ.Với thể loại "Tranh cát động", người nghệ sỹ sẽ "vẽ cát" trên một mặt kính với ánh sáng chiếu ngược từ dưới lên. Một clip hoặc một bài diễn tranh cát động trên sân khấu kéo dài từ 7-10 phút và thường mang theo 1 cốt chuyện nào đó trong khi tranh cát tĩnh là thể loại người nghệ nhân rải cát trong một khung kính với nhiều lớp cát màu chồng lấp lên nhau.
Qua một thời gian du nhập và hoàn thiện tranh cát trở thành một môn nghệ thuật thực sự để lại những cảm xúc không lời trong lòng người hâm mộ. Với họa sĩ Phan Anh Vũ là một trong những gương mặt trẻ được nhiều người biết đến, Designs.vn rất háo hức được trò chuyện để hiểu thêm về môn nghệ thuật lấy nước mắt người xem này.
Chào Phan Anh Vũ, những ngày gần đây cộng đồng mạng quan tâm rất nhiều đến đoạn clip bạn làm về mối tình đầu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Không thể phủ nhận hiệu quả mà đoạn clip mang lại. Nó vừa cô đọng, xúc tích và dễ hiểu, lay động trái tim hàng nghìn bạn trẻ, bạn có thể giới thiệu về clip này không?
Quả là một món quà tinh tế, nhiều ý nghĩa mà người nghệ sỹ trẻ này đã dâng tặng Người. Được biết bạn học khoa Mỹ thuật trường ĐH Hồng Bàng, vậy mối lương duyên nào đã đưa bạn đến với môn nghệ thuật độc đáo này?
Tôi sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống đam mê nghệ thuật, những thế hệ đi trước dù do hoàn cảnh khách quan theo nghề này nghiệp kia nhưng trong mỗi cá nhân đều có tố chất nghệ sỹ, cũng ít nhiều tham gia sáng tạo nghệ thuật ở một vài lĩnh vực. Từ nhỏ tôi đã bị cuốn hút bởi những bức tranh của bố vẽ, thường xuyên nhìn ngắm mê mẩn và ước ao. Khi lớn lên tôi theo đuổi ngành Thiết kế và cũng được thừa hưởng những kiến thức vô cùng quý giá từ người cậu ruột - Hoạ sỹ Vũ Hoàng Châm - Thạc sỹ Mỹ thuật Công nghiệp từ Ukraina trở về.
Vốn sẵn có niềm đam mê nghệ thuật trong người, đến năm 2009 khi được xem những Clip tranh cát của hoạ sỹ nước ngoài, tôi đã sững sờ đến ngây người và quyết tâm rằng mình sẽ làm được như họ. Điều đầu tiên tôi nghĩ tới là con người và những thắng cảnh đẹp của Việt Nam. Kết quả là 3 ngày sau: tác phẩm đầu tay Bonjour Việt Nam ra đời…kể từ đó tranh cát đã xâm chiếm tâm hồn tôi.
Thường mỗi chủ đề, bạn sẽ tự lên hết từ ý tưởng, kịch bản, dàn cảnh…?
Những tác phẩm nghệ thuật mang dấu ấn cá nhân đều do tự tay tôi viết kich bản, dàn dựng, quay phim, hậu kì…Phải như vậy tôi mới cảm thấy thoả mãn sở thích cá nhân …Còn những “sản phẩm theo đơn đặt hàng” thì có sự phối hợp chung của nhiều người và nhiều công đoạn.
Và bạn học điều đó ở đâu?
Kiến thức cơ bản về Mỹ thuật, hình hoạ tôi đã được đào tạo từ trong nhà trường, còn những kỹ năng để làm được thì đều do tôi mày mò, nghiên cứu từ internet, sáng tạo…Trong quá trình thực hiện những dự án thì đồng nghiệp giúp tôi bổ xung kiến thức về xây dựng kịch bản, xây dựng nội dung. Còn những góp ý chân thành của bạn bè thì cho tôi thêm nhiều ý tưởng sáng tạo hơn.
Còn nhớ những ngày đầu khi tự loay hoay đóng bàn vẽ, đi tìm cát, hì hục quay phim trong bóng tối…Nhiều người không hiểu tôi đang làm gì.
Dưới đây là một vài hướng dẫn làm một bàn vẽ tranh cát đơn giản nhất cho người mới chơi do họa sĩ Phan Anh Vũ hướng dẫn :
Thường trong các bộ phim khi hoàn thành sẽ có công đoạn cuối là "final-cut" (hiểu nôm na là khâu cắt bỏ các cảnh không ưng ý), còn tranh cát động thì sao?
Việc làm Clip cũng phải trải qua đầy đủ công đoạn của quy trình làm phim: Viết lời kịch bản, phân cảnh, quay phim, dựng hậu kì, ghép nhạc, lồng tiếng động và cũng cần có “final-cut” nữa
Nhưng điều khiến tranh cát trở thành một môn nghệ thuật lại nằm ở việc nó được đưa ra trình diễn trực tiếp trước đám đông (diễn live). Khi đó người biểu diễn trở thành nghệ sỹ thực thụ điều khiển sự chuyển động của từng hạt cát theo nhịp điệu, kết hợp với âm nhạc kể cho người xem những câu chuyện với nhiều chủ đề khác nhau. Vậy thì “final cut” sẽ không có ý nghĩa trong nghệ thuật biểu diễn tranh cát vì khi diễn live trên sân khấu với khoảng thời gian rất ngắn, đồng nghĩa với việc phải bám sát kịch bản và thời gian tuyệt đối.
Bạn mất bao lâu để hoàn thành 1 chủ đề của mình?
Thông thường mình mất 1-2 tuần để hoàn thiện. Nhưng cũng có lúc chỉ 1-2 ngày tuỳ vào mức độ tích luỹ các dữ liệu và cảm hứng.
Chắc hẳn bạn sẽ phải thực hành lại rất nhiều lần trước khi biểu diễn để các cảnh giống nhau nhỉ, chứ không sẽ lẫn lộn hết, hoặc khác nhau đi, hay mỗi lần biểu diễn sẽ khác nhau theo “cảm hứng”, chỉ giống nội dung?
Đằng sau những gì trình diễn cho mọi người xem là cả 1 quá trình tập luyện nghiêm túc, tích luỹ kinh nghiệm theo thời gian chứ không hẳn chỉ là ngẫu hứng tức thời. Tôi rất nghiêm khắc với chính bản thân trong tất cả mọi công việc, đặc biệt là các sản phẩm nghệ thuật. Với mình “Cảm hứng” là nguồn nguyên liệu sáng tác còn để sản phẩm thành công phụ thuộc vào sự lao động tích cực mà có. Tất cả các cảnh trước khi đem ra trình diễn đều được tính toán kỹ lưỡng, từng cảnh phải thể hiện được ý đồ riêng nhưng cũng cần kết nối chung với những cảnh sau để sâu chuỗi thành một cốt chuyện tổng thể.
Để bắt đầu tham gia môn nghệ thuật đầy tung hứng này, cần phải bắt đầu thế nào?
Còn phần “Hồn”: Đó là kịch bản, ý nghĩa câu chuyện và cách thể hiện. Khuôn mặt biểu cảm, động tác uyển chuyển cũng góp phần diễn tả nội dung câu chuyện.
Loại cát này chắc có gì đặc biệt chứ?, chúng ta có thể tìm được ở đâu?
Xung quanh chúng ta bất kì loại cát nào cũng có thể sử dụng được, nhưng theo kinh nghiệm của tôi nên dùng loại cát có màu đậm sẽ cho hình ảnh tương phản tốt hơn. Độ mịn càng cao càng tốt nhưng nếu có thô ráp thì cũng chẳng sao…miễn bản chất phải là cát.
Để lên được tác phẩm đầu tiên của mình, bạn mất bao nhiêu thời gian?
Tác phẩm đầu tiên là Bonjour Việt Nam tôi thực hiện hết 2 ngày (1 ngày tìm ý tưởng và 1 ngày thực hiện)
Còn bây giờ thì sao?
Những ngày đầu phải mày mò để hoàn thiện về kỹ năng và cả kỹ thuật nữa, cũng giống như làm việc trong điều kiện thiếu thốn nên mất khá nhiều thời gian. Bây giờ thì tôi đã làm chủ được chất liệu và các thiết bị kỹ thuật đi kèm nên việc sáng tác sẽ không có trở ngại gì. Nhưng thời gian làm việc không quyết định một tác phẩm có đi vào lòng người, lấy được tình cảm của người xem mà chính là cách xây dựng kịch bản, cốt chuyện muốn truyền tải. Có những câu chuyện mình trăn trở cả tháng tìm nội dung và ý nghĩa đọng lại nhưng khi thể hiện ra chỉ mất 1-2 ngày.
Hiện nay thì để đi xem một buổi biểu diễn tranh cát có vẻ hơi khó tìm kiếm thông tin, bạn có thông tin chia sẻ với độc giả của Designs.vn không?
Hiện nay, tranh cát đã và sẽ luôn luôn dành được nhiều ưu ái của những nhà tổ chức do yếu tố “cơ động - ngon - bổ - rẻ”. Nghĩa là có thể thay đổi nội dung bám sát với tổng thể chương trình và không giới hạn chủ đề thể hiện. Thời gian thực hiện nhanh và không quá cầu kỳ.
Hiện giờ rất nhiều bạn trẻ háo hức được giao lưu với nghệ thuật tranh cát nhưng không biết tìm câu lạc bộ nào để có người hướng dẫn các bước cơ bản. Bạn có biết không?
Bạn có ý định tham gia cuộc thi trong và ngoài nước nào không?
Ở Việt Nam hẳn các bạn trẻ không xa lạ với các clip của Kseniya Simonova, trong cuộc thi Ukraine's Got Talent năm 2009. Màn trình diễn đã gây xúc động mạnh cho người xem qua khả năng hình họa vững vàng, lối tư duy diễn hình biểu ý kết hợp với âm nhạc người xem đã được nghe bằng cả thính giác và thị giác câu chuyện cảm động của Thế chiến thứ hai. Còn với các nghệ sỹ Việt Nam thì cùng Trí Đức, các họa sĩ Thế Nhân, Phan Anh Vũ ... những gương mặt được nhiều người biết đến trong loại hình Tranh cát động ở Việt nam hiện nay.
Tranh cát động kén chọn người chơi do những yêu cầu khắt khe về nghệ thuật và kỹ thuật còn tranh cát tĩnh có thể truyền nghề và mang lại việc làm cho nhiều người... Ví dụ như xưởng sản xuất tranh cát của Nghệ nhân Ý Lan, Phương Vy đã truyền nghề cho rất nhiều lao động trong khi số người chơi tranh cát động lại rất ít. Cùng là chất liệu cát nhưng giữa Tranh cát động và tĩnh lại có những ngôn ngữ thể hiện khác nhau truyền tải tới người xem. Cách khởi nguồn của mỗi cá nhân và tiêu chí lựa chọn chất liệu, kỹ thuật cũng rất khác nhau…
Cám ơn Phan Anh Vũ, độc giả trẻ của Designs.vn hẳn sẽ rất thích thú với những chia sẻ của bạn. Hy vọng trong tương lai không xa sẽ được xem nhiều bài biểu diễn đặc sắc của bạn.
- Tranh cát món quà ý nghĩa cho ngày cưới
- Hướng dẫn cơ bản cách vẽ tranh cát
- Nghệ thuật vẽ tranh cát độc đáo và mới lạ
- Nghệ thuật vẽ tranh cát về Đại Tướng gây sự chú ý của cộng đồng mạng
- Tác phẩm nghệ thuật tranh cát: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - mỗi tình đầu và những chiến công vang dội
- Bài viết "Vẽ tranh cát" trên bách khoa toàn thư mở Wikipedia
- Biểu diễn Tranh cát đám cưới thu hút các cặp đôi trẻ
- Ra mắt Mercedes EClass 2014 Showroom Trường Chinh
- Nghe cát kể chuyện đời - Báo Hải Phòng số Xuân 2012
- Tranh cát tham gia đêm diễn "Huê khôi xứ Nam kì" của NTK Võ Việt Chung
- Tranh cát tuyên truyền "Hội thi các môn khoa học Mác-Lenin"
- Câu chuyện về nước Nhật và tập đoàn TaiKi-Sha tại Việt Nam được tái hiện qua nghệ thuật tranh cát
- Câu chuyện về cuộc sống của Nghệ Sĩ viết lên từ cát
- Đêm đại nhạc hội "Tôi Yêu Hà Tĩnh"
- Tranh cát biểu diễn và tranh cát trưng bày
- Gặp nhau đầu năm tết Nhâm Thìn
- Hậu trường “10 sự kiện KHCN tiêu biểu năm 2012”
- Họa sĩ Anh Vũ vẽ tranh cát phục vụ thiếu nhi nhân ngày 1/6