Nghệ thuật tranh cát trong một số nền văn hóa | Phan Anh Vũ

Nghệ thuật tranh cát trong một số nền văn hóa

Thời xưa, nghệ thuật tranh cát phần nhiều phục vụ cho các nghi lễ tôn giáo,loại tranh này hay được các thổ dân Nam Mỹ và châu Úc sử dụng trong đời sống tâm linh của họ.
Nghệ thuật tranh cát trong một số nền văn hóa
Phật giáo Tây Tạng cũng tồn tại nghệ thuật  vẽ tranh cát và họ gọi loại tranh này là Mạn đà la. Tranh cát của người Tây tạng biểu tượng cho Vô thường, một trong những triết lý cốt lõi mà Đức Phật đưa ra trong giáo pháp của Ngài.
 
Trong quá trình vẽ tranh cát nghệ thuật của Nhật Bản, người nghệ nhân vẽ tranh dùng cát, sỏi rải lên lòng những chiếc khay sơn mài màu đen với những công cụ như lông chim, cọ mềm, thìa…để tạo ra những cảnh quan thiên nhiên, các bức tranh sau đó có thể được xử lý để lưu giữ.
 
Thời kỳ cận đại, tranh cát nghệ thuật phát triển tại Mỹ với loại hình tranh cát tĩnh, loại tranh này được nghệ nhân làm tranh tỉ mỉ sử dụng những hạt cát màu sắc khác nhau để đặt vào trong những vật chứa như bình, cốc,…mà không cần bất cứ chất kết dính nào. Andrew Clemens được công nhận bậc thầy của tranh cát tĩnh trong thời kỳ này tại Mỹ. Tranh cát cũng phát triển ở Anh, Ấn Độ với nhiều hình thái khác nhau.
 
Nghệ thuật tranh cát Việt Nam cũng được phát triển sau năm 1997. Về phân chia thể loại, tranh cát nghệ thuật chia thành bốn thể loại chính là: phong cảnh, con người lao động, chân dung và thư pháp.
 
Bộ môn này cũng có những biến đổi qua các thời kỳ, một trong những sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực này việc ra đời thể loại tranh cát động, một sự phá cách so với thể loại tranh cát tĩnh ra đời trước đó
Các bài viết khác