Tìm hiểu nghệ thuật vẽ tranh cát
Nghệ thuật tranh cát không còn mới trên thế giới nhưng những giá trị kì diệu mà nó mang lại cho chúng ta vẫn vô cùng mới mẻ. Nghệ nhân sử dụng tác phẩm để nói lên nỗi lòng của mình và người xem cũng có thể cảm nhận được một phần của mình ở trong đó. Tìm hiểu về nghệ thuật vẽ tranh cát chắc chắn sẽ đem lại cho chúng ta những hiểu biết vô cùng mới mẻ và thú vị.
Tranh cát trong nghi lễ tôn giáo: Loại tranh này hay được các thổ dân Nam Mỹ và châu Úc sử dụng trong đời sống tâm linh của họ.
Phật giáo Tây Tạng cũng tồn tại nghệ thuật vẽ tranh cát và họ gọi loại tranh này là Mạn đà la. Tranh cát của người Tây tạng biểu tượng cho Vô thường, một trong những triết lý cốt lõi mà Đức Phật đưa ra trong giáo pháp của Ngài.
Tranh cát trong Phật giáo Tây Tạng: Khi người ta hoàn thành bức tranh cát thì nó cũng sẽ bị hủy theo nghi lễ và trình tự nhất định, tất cả cát từ những bức tranh sẽ được thu hồi và được trả lại sông suối, nơi mà nó đã từng tồn tại.
Trong nghệ thuật vẽ tranh cát Nhật Bản, người nghệ nhân vẽ tranh dùng cát, sỏi rải lên lòng những chiếc khay sơn mài màu đen với những công cụ như lông chim, cọ mềm, thìa…để tạo ra những cảnh quan thiên nhiên, các bức tranh sau đó có thể được xử lý để lưu giữ.
Thời kỳ cận đại, tranh cát nghệ thuật phát triển tại Mỹ với loại hình tranh cát tĩnh, loại tranh này được nghệ nhân làm tranh tỉ mỉ sử dụng những hạt cát màu sắc khác nhau để đặt vào trong những vật chứa như bình, cốc,…mà không cần bất cứ chất kết dính nào. Được công nhận bậc thầy của tranh cát tĩnh trong thời kỳ này tại Mỹ. Tranh cát cũng phát triển ở Anh, Ấn Độ với nhiều hình thái khác nhau.
Ngày nay có thêm loại hình tranh cat động vô cùng độc đáo, loại tranh này không thể lưu giữ được nhưng nét đặc biệt của nó là người xem có thể hòa mình vào từng nét vẽ, từng cử động của người nghệ sĩ, cảm giác như mình đang bước vào một thế giới mà thế giới ấy chính bởi bàn tay của người nghệ sĩ xây đắp nên.
Nghệ thuật vẽ tranh cát Việt Nam cũng được phát triển sau năm 1997.Theo nhiều phương tiện thông tin đại chúng là nghệ sĩ Ý Lan là người khai sáng và thương mại hóa loại hình nghệ thuật này ở Việt Nam. Đến ngày nay, loại hình nghệ thuật này đã được nhiều người biết đến hơn nhưng những nghệ nhân có thể sáng tạo và lưu giữ nó thì lại vô cùng hiếm hoi.
Xem thêm: khái niệm về nghệ thuật tranh cát động
- Khái niệm về nghệ thuật vẽ tranh cát động
- Phân biệt nghệ thuật tranh cát động và tĩnh
- Nghệ thuật tranh cát - một sức hút khó cưỡng lại
- Các thể loại tranh cát phổ biến hiện nay
- Nghệ thuật tranh cát trong một số nền văn hóa
- Báo Designs.vn Phỏng vấn Phan Anh Vũ - Người tạo hồn cho những hạt cát
- Tranh cát món quà ý nghĩa cho ngày cưới
- Hướng dẫn cơ bản cách vẽ tranh cát
- Nghệ thuật vẽ tranh cát độc đáo và mới lạ
- Nghệ thuật vẽ tranh cát về Đại Tướng gây sự chú ý của cộng đồng mạng
- Tác phẩm nghệ thuật tranh cát: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - mỗi tình đầu và những chiến công vang dội
- Bài viết "Vẽ tranh cát" trên bách khoa toàn thư mở Wikipedia
- Biểu diễn Tranh cát đám cưới thu hút các cặp đôi trẻ
- Ra mắt Mercedes EClass 2014 Showroom Trường Chinh
- Nghe cát kể chuyện đời - Báo Hải Phòng số Xuân 2012
- Tranh cát tham gia đêm diễn "Huê khôi xứ Nam kì" của NTK Võ Việt Chung
- Tranh cát tuyên truyền "Hội thi các môn khoa học Mác-Lenin"
- Câu chuyện về nước Nhật và tập đoàn TaiKi-Sha tại Việt Nam được tái hiện qua nghệ thuật tranh cát
- Câu chuyện về cuộc sống của Nghệ Sĩ viết lên từ cát
- Đêm đại nhạc hội "Tôi Yêu Hà Tĩnh"