Vài nét cơ bản về nghệ thuật tranh cát | Phan Anh Vũ

Vài nét cơ bản về nghệ thuật tranh cát

Nghệ thuật tranh cát đã có mặt tại Việt Nam từ năm 2009 bởi một số hoạ sỹ trẻ. Trong thời điểm sơ khai khi tranh cát còn ít được biết đến, các hoạ sỹ vẫn âm thầm xây dựng tác phẩm cho đến năm 2012 thì trở thành một trào lưu rộng rãi được nhiều người yêu thích.

Nguyên tắc cơ bản của loại hình nghệ thuật này là sự tương phản giữa nền sáng của mặt kính và màu đen của cát để tạo nên hình ảnh.

Chính vì nguyên tắc này nên tranh cát dường như không đa dạng về màu sắc nhưng lại có được sắc độ(độ đậm nhạt) khá tốt, tạo được không gian xa gần của bức tranh.

Nhưng điều kì diệu của tranh cát chưa dừng lại ở việc chỉ tạo ra những bức tranh đơn sắc, dưới bàn tay khéo léo của người hoạ sỹ từ bức tranh này biến đổi thành bức tranh khác chỉ trong giây lát và hình thành cả một câu chuyện có nội dung.

nghệ thuật tranh cát

Quá trình này được 1 chiếc Camera treo trên cao ghi lại, sau quá trình xử lý hậu kì ghép nhạc đã trở thành một tác phẩm Tranh cát chuyển động thực sự lôi cuốn người xem.

Các thể loại nghệ thuật tranh cát bao gồm:

- Tranh cát trong các sự kiện Văn hoá - Nghệ thuật

- Tranh cát trong các sự kiện doanh nghiệp

.............

- Clip tranh cát

Trải qua bao thời gian, giờ đây, tranh cát được biểu diễn trong rất nhiều sự kiện lớn nhỏ . Các đạo cụ cũng được thiết kế chuyện nghiệp hơn để tiện trong việc biểu diễn

Ngoài yếu tố nghệ thuật trong kịch bản và người biểu diễn, yếu tố kỹ thuật cũng đóng vai trò quan trọng sống còn và ảnh hưởng đến chất lượng bài diễn. Tất cả những yếu tố: Độ sáng của bàn vẽ, độ mịn của cát, màu cát, tần số Camera, đường truyền tín hiệu...sẽ tạo ra một hiệu ứng huyền ảo, lung linh.

Hình ảnh Bác Hồ về thăm làng cá Cát Bà được tái hiện với nghệ thuật tranh cát

Hình ảnh Bác Hồ về thăm làng cá Cát Bà được tái hiện qua nghệ thuật tranh cát

Xem thêm: Nét riêng và độc đáo của nghệ thuật vẽ tranh cát

Các bài viết khác