Vẽ tranh cát- nét đẹp của văn hóa
Vẽ tranh cát không chỉ là một bộ môn nghệ thuật đơn thuần mà còn là sự thể hiện nét riêng độc đáo của những nền văn hóa khác nhau. Ngày nay, khắp thế giới đều biết đến và ưa chuộng tranh cát. Mỗi một nước lại có cách sáng tạo và vẽ tranh cát của riêng mình. Thông qua cách vẽ, bài trí, bố cục, nội dung, ta cũng có thể hiểu phần nào nét đẹp văn hóa của từng quốc gia, vùng lãnh thổ.
Mạn đà la là một tên gọi khác của nghệ thuật tranh cát rất thịnh hành của Phật giáo Tây Tạng. Chính vì đại diện cho Phật giáo nên tranh cát của họ thường mang những ý nghĩa gắn với tâm linh cõi Phật như Vô thường, triết lý thiêng liêng của Đức Phật.
Ở Mỹ, tranh cát phát triển đầu tiên trong thời kì cận đại dưới hình thức tranh cát tĩnh với bậc thầy là nghệ nhân Andrew Clemens. Điều thú vị ở loại tranh này là các nghệ nhân bằng sự khéo léo, tỉ mỉ của mình kết hợp nhiều loại cát có màu sắc khác nhau và đặt vào những đồ chứa như bình, cốc mà không cần đến chất kết dính. Thật sự rất tài tình! Nghệ thuật tranh cát cũng ảnh hưởng đến một số nước khác như Anh, Ấn Độ dưới nhiều hình thái khác nhau.
Nghệ thuật vẽ tranh cát Nhật Bản gây ấn tượng bởi sự khéo léo, tỉ mỉ trong từng chi tiết và độ bền cao. Bởi các nghệ nhân Nhật Bản dùng cát, sỏi rải lên lòng những chiếc khay sơn mài màu đen với những công vụ như lông chim, cọ mềm, thìa,…để tạo ra những khung cảnh thiên nhiên đẹp, đặc trưng cho xứ sở hoa anh đào. Các bức tranh sau đó còn được trải qua một quá trình xử lý kỹ lưỡng để có thể bảo quản thật tốt về sau.
Tuy tranh cát phát triển từ khá sớm nhưng mãi đến năm 2009, thông qua clip trình bày của nghệ nhân người Ukraine Kseniya Simonova trong chương trình Ukraine Got’s Talent được đăng lên Youtube thì nghệ thuật này mới được cả thế giới biết đến và yêu thích.
Tại Việt Nam, nghệ thuật vẽ tranh cát bắt nguồn từ năm 1997. Trải qua thời gian dài phát triển mà đặc biệt là trong những năm gần đây, với những tên tuổi vang dội như Phan Anh Vũ, Ý Lan, Phương Vy,…tranh cát Việt Nam đã dần chiếm được chỗ đứng trong nghệ thuật tranh cát quốc tế, được bạn bè các nước rất đề cao. Tranh cát Việt Nam gồm 4 thể loại chính đó là phong cảnh, con người lao động, chân dung và thư pháp. Tất cả đều mang một vẻ đẹp giản dị và “rất Việt Nam”.
Sự phát triển vượt bậc của nghệ thuật tranh cát từ khi ra đời đến nay là tranh cát động- loại tranh cát hiện đại có sự kết hợp giữa vẽ tranh với ánh sáng và âm nhạc đem đến nhiều cảm xúc cho người xem. Vẽ tranh cát sẽ còn phát triển hơn nữa khi nó ngày càng được yêu thích và ngày càng có nhiều bạn trẻ theo đuổi bộ môn nghệ thuật này với niềm đam mê cháy bỏng.
- Nghệ thuật tranh cát độc đáo
- Vẽ tranh cát trong ly thủy tinh - nghệ thuật độc đáo
- Nghệ thuật tranh cát - nghệ thuật của sự diệu kỳ
- Vẽ tranh cát cơ bản đơn giản
- Nghệ thuật của từng hạt cát
- Tranh cát - Nghệ thuật làm nên từ sự giản dị
- Nghệ thuật tranh cát Việt Nam trong mắt bạn bè quôc tế
- Vẽ tranh cát và ý nghĩa màu sắc theo phong thủy
- Ấn tượng bởi nghệ thuật vẽ tranh cát đường phố
- Nghệ thuật tranh cát động vẽ nên cảm xúc cuộc sống
- MV về mẹ khiến cộng đồng yêu nhạc xúc động
- Vài nét cơ bản về nghệ thuật tranh cát
- Ý nghĩa của các tác phẩm tranh cát nổi tiếng
- Nét riêng và độc đáo của nghệ thuật vẽ tranh cát
- Sức hút độc đáo của nghệ thuật vẽ tranh cát
- Vẽ tranh cát động yêu cầu những gì?
- “Buổi sáng đầu tiên” – chương trình Chào buổi sáng đặc biệt 1/1/2014
- Sức hấp dẫn mãnh liệt từ nghệ thuật vẽ tranh cát
- Nét riêng biệt của tranh cát
- Tìm hiểu nghệ thuật vẽ tranh cát